Một số kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thứ ba - 14/09/2021 09:49
Một số kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Phong trào thi đua và công tác khen thưởng trên địa bàn tỉnh những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Cấp ủy Đảng và lãnh đạo chính quyền các cấp ngày càng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng. Phong trào thi đua ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn, có nhiều đổi mới, sáng tạo và được triển khai trên mọi lĩnh vực, hình thức đa dạng, phong phú, thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp Nhân dân; đặc biệt là 04 phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động và phong trào thi đua “Kỷ cương, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả”, “Người Bình Phước nói lời hay làm việc tốt” ... Công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến được quan tâm và đã có nhiều chuyển biến rõ rệt; các chương trình phối hợp được duy trì triển khai thực hiện, có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng với các cơ quan truyền thông.
Công tác khen thưởng được đổi mới, chặt chẽ hơn, bám sát về tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định; quan tâm khen thưởng đột xuất, khen thưởng người lao động trực tiếp là chủ yếu, giảm dần số lượng khen thưởng cá nhân lãnh đạo, quản lý; thực hiện bình xét khen thưởng khách quan, công bằng; khen thưởng đúng người, đúng việc, có tính thuyết phục và sức lan tỏa cao. Bên cạnh đó, các quy định, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh ngày càng hoàn thiện, chất lượng, có nhiều đổi mới, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Hội đồng Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh đã phát huy được vai trò tham mưu, tư vấn cho cấp ủy Đảng và chính quyền trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua, và xét việc đề nghị khen thưởng. Cơ quan thường trực và các Thành viên hội đồng nêu cao trách nhiệm, chủ động tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Từ đó, các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng đã thực sự trở thành động lực to lớn, góp phần tích cực vào việc vào việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, phong trào thi đua yêu nước của tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục, cụ thể là:
- Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được đầy đủ và sâu sắc; một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm đúng mức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thi đua, khen thưởng, đặc biệt là việc chỉ đạo điểm tổ chức các phong trào thi đua, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng, có nơi còn xem nhẹ thi đua, nặng về khen thưởng; phương châm “Cả hệ thống chính trị làm công tác thi đua, khen thưởng” chưa được thực hiện tốt.
- Vẫn còn một số phong trào thi đua hiệu quả chưa cao, chưa đi vào chiều sâu, còn mang tính hình thức, chiếu lệ, nội dung thi đua chưa phong phú, đa dạng; phong trào thi đua ở khu vực sản xuất tư nhân chưa được quan tâm đúng mức. Việc kiểm tra, đôn đốc chưa thường xuyên, kịp thời; sơ kết, tổng kết chưa sâu, còn nặng về hình thức, chưa thật sự quan tâm đến tổng kết, rút kinh nghiệm để phát triển phong trào mạnh hơn.
- Công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền và nhân rộng điển hình tiên tiến tuy có nhiều chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Một số ngành, địa phương chưa thật sự quan tâm chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, chưa có kế hoạch cụ thể tổ chức bồi dưỡng và tạo điều kiện để điển hình được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.
- Công tác khen thưởng có lúc, có nơi chưa gắn chặt với phong trào thi đua, việc xét khen thưởng đôi khi còn cảm tính và tỷ lệ khen thưởng cho lãnh đạo còn cao, có những tập thể, cá nhân được khen thưởng nhưng thành tích chưa thật sự tiêu biểu, chưa nêu gương và lan tỏa.
- Việc khen thưởng chưa toàn diện, bao quát hết các giai tầng xã hội; khen thưởng đối với khu vực ngoài quốc doanh, vùng, lĩnh vực khó khăn, tập thể nhỏ và người lao động trực tiếp tuy đã được quan tâm, nhưng chủ yếu là khen thưởng theo chuyên đề, khen thưởng theo đợt thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, tỷ lệ được khen thưởng cấp Nhà nước còn thấp.
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng một số đơn vị, địa phương chưa phát huy hết vai trò tham mưu, tư vấn cho cấp ủy Đảng và chính quyền trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua, chủ yếu là xem xét việc đề nghị khen thưởng. Đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng luôn có sự thay đổi vì vậy việc đề xuất, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền để đổi mới công tác thi đua, khen thưởng còn hạn chế.
Từ thực tế lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong những năm qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu sau:
Một là, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị đặc biệt là tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Nhà nước và công tác phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể với các ngành, các cấp. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương, vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên là yếu tố quyết định để tổ chức các phong trào thi đua và khen thưởng có hiệu quả.
Hai là, các phong trào thi đua phải có trọng tâm, trọng điểm, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và gắn với nhiệm vụ chính trị và điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong từng giai đoạn cụ thể; coi trọng công tác xây dựng và triển khai kế hoạch, nội dung, chương trình, tiêu chí thi đua. Công tác khen thưởng phải chính xác, công khai, đảm bảo khách quan, công bằng, kịp thời, đúng luật, chú trọng khen thưởng những tập thể, cá nhân trực tiếp lao động, công tác ở cơ sở, nhất là đội ngũ trí thức, lực lượng vũ trang, giáo viên, nông dân, công nhân lao động…
Ba là, thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức phát động phong trào thi đua, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức triển khai có hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời.
Bốn là, phải đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, nêu gương các điển hình tiên tiến, các mô hình, cách làm hay trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời nhân rộng, tạo sức lan toả. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới phương pháp tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở cả bốn khâu: phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.
Năm là, quan tâm củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở các cấp; bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, trình độ phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng. Nâng cao vai trò của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong công tác tổ chức, phát động thi đua và bình xét khen thưởng./.
 

Tác giả: Hoàng Đông - Ban TĐKT

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,537
  • Hôm nay364,757
  • Tháng hiện tại9,750,501
  • Tổng lượt truy cập455,145,623
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây